Tra cứu Thước Lỗ Ban

Thước lỗ ban là loại thước để tra cứu đo đạc Phong thủy trong xây dựng bao gồm Dương Trạch và Âm Trạch. Trên thước lỗ ban có chia kích thước ứng với các cung tốt, xấu tương ứng giúp người sử dụng biết được kích thước nào nên tránh, kích thước nào lên dùng để lấy măn mắn, kích hoạt tài lộc cho gia chủ.

mm (Nhập số)

Hãy kéo thước

Thước Lỗ Ban 52.2cm: Khoảng thông thủy ( cửa, cửa sổ ...)

Thước Lỗ Ban 42.9cm (Dương trạch): Khoảng xây dựng, đồ nội thất ( bậc, bệ, tủ bếp, tủ đồ ...)

Thước Lỗ Ban 38.8cm (Âm phần): Mồ mả, ban thờ ...

1. Thước lỗ ban là gì?

Thước Lỗ Ban là công cụ ứng dụng Phong Thủy vào xây dựng bao gồm Dương trạch (nhà cửa) và Âm trạch (mộ phần). Trên thước có đánh dấu các kích thước tương ứng với những cung xấu, cung tốt. Từ đó, người xây dựng sẽ biết được những kích thước nào nên tránh, kích thước nào là đẹp nên dùng để lấy may mắn, kích hoạt tài lộc cho gia chủ.

Thước lỗ ban có thể mua ngoài thị trường. Cũng có thể dùng thước lỗ ban Online sẽ có rất nhiều ưu thế như dễ tra cứu, tránh được việc quên dụng cụ, tránh sai số do nhà sản xuất thước rút sắt.

2. Tại sao gọi loại thước phong thủy này là "Lỗ Ban"?

Tương truyền rằng thước được phát minh bởi một người tên Lỗ Ban - một người làm nghề Mộc và Xây dựng. Đồng thời ông cũng rất am tường Phong Thủy khi đó. Nên để cảm ơn phát minh của ông, người ta lấy đặt tên loại thước này theo của ông - Thước Lỗ Ban.

3. Vậy, Lỗ Ban là ai?

Lỗ Ban được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng, rất am tường Phong Thủy. Có vài thuyết về lai lịch của ông. Ông là thợ mộc, thợ xây dựng nổi giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN), tên Ban, họ là Công Thâu, người ta gọi là Lỗ Ban tức ông Ban người nước Lỗ.

Hiện nay, Tượng thờ Lỗ Ban ở Đài Loan. Chân tượng có khắc chữ Xảo thánh Tiên sư , tức là Lỗ Ban Công.

tượng gỗ Lỗ Ban Công - tại Đài Loan
tượng gỗ Lỗ Ban Công - tại Đài Loan

4. Sự huyền diệu của thước Lỗ Ban là gì mà 2000 năm sau hậu thế mới phát hiện ra?

Thời xưa, người ta đã biết dùng Chỉ Phân theo hệ thống Bát Phân để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, có 8 Phân thì một Phân là 0,051 mét. Cái thước dài 0,51m hay 51 cm lâu ngày trở thành cái thước Lỗ Ban đồng hóa với tà thuật của các Thầy Bùa, Thầy Pháp.

Mãi cho đến hơn 2000 năm sau, các nhà Thông Thái Sinh Cơ Lý Học mới giật mình bái phục khi tìm ra được Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị Thời Gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408. Biết được đơn vị Thời Gian, các nhà Toán Học tính ra được Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh Thái cổ cũng chính là Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian.

Như vậy, cái thước mà người đời nay cho rằng đó là cái thước Lỗ Ban huyền diệu, mang nhiều sắc thái bùa phép, người đời xưa sử dụng để đo đạt có độ dài là 51 cm, phát xuất từ cơ sở tính toán khoa học của các nhà Khoa Học Thái Cổ.

5. Cấu tạo thước Lỗ Ban

Cấu tạo thước lỗ ban được chia làm 4 hàng từ dưới lên trên gồm:

  • Hàng thứ 1: Kích thước tính theo centimet
  • Hàng thứ 2: Tương ứng với kích thước là các cung xấu tốt – tốt khác nhau Lục hợp, Tiến tài, Cô quả, Bảo khố, Bệnh, Thoái tài, Tài chí….
  • Hàng thứ 3 cũng được ghi chú như hàng thứ 2.
  • Hàng thứ 4: hàng trên cùng là số đo theo thước riêng của người ở khu vực Đài Loan, Hồng Kông, Phúc Kiến.
thước Lỗ Ban loại rút sắt
thước Lỗ Ban loại thước rút sắt

Ngoài ra trên mặt thước ở hàng thứ 2 và thứ 3 người ta sử sẽ sử dụng hai màu đen và đỏ để đánh dấu các cung tốt ( đỏ), xấu (đen) nhằm giúp cho người ta hiểu nhanh về lựa chọn nếu không am tường phong thủy.

 

6. Có bao nhiêu loại thước lỗ ban?

Có 3 loại Thước Lỗ Ban phổ biến:

Loại 1: Thước Lỗ Ban 52cm: Thông thủy (cho Dương trạch)

Loại thước này thường dùng để đo các khoảng không thông thủy như cửa sổ, cửa chính, các ô thoáng hay chiều cao tầng nhà….Chiều dài loại thước này là 520 mm, được chia thành 8 cung lớn được xếp theo thứ tự: Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc, Tể Tướng.Mỗi cung lớn sẽ dài 65 mm, mỗi cung lớn cũng sẽ được chia thành 5 cung nhỏ và mỗi cung nhỏ sẽ dài 13 mm.

Nhìn vào tên của 8 cung trên sẽ biết được là thước dùng loại nào. 

Loại 2: Thước Lỗ Ban 42,9cm: Dương Trạch (đông đặc)

Loại thước này dùng để đo cho các khối xây dựng như bậc, bệ bếp, cầu thang…..Chiều dài của thước lỗ ban này là 429mm cũng được chia thành 8 cung lớn viết theo thứ tự: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Trong đó mỗi cung lớn sẽ dài 53.625 mm và mỗi cung lớn sẽ được chia ra thành 4 cung nhỏ sẽ dài 13.4 mm.

Cùng là 8 cung lớn nhưng tên các cung của loại 2 sẽ khác loại 1.

Thước Lỗ Ban 39cm: Dùng cho Âm Trạch & Đồ thờ, cúng.

Loại thước lỗ ban này được dùng đo các đồ nội thất như tủ, bàn thờ, mộ phần….Chiều dài chính xác của thước là 390mm được chia thành 10 cung lớn theo thứ tự: Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Trong đó thì mỗi cung lớn sẽ dài 39 mm và mỗi cung lớn sẽ được chia thành 4 cung nhỏ, mỗi một cung nhỏ sẽ có độ dài 9.75 mm.

Khi chọn thước, nhìn có 10 cung là loại 3.

 

7- CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN

Mỗi phần của công trình loại dùng một loại thước khác nhau, Kiến trúc sư cũng cần phải nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng để chọn được những kích thước đẹp, kích tài lộc cho gia chủ.

Nếu không hiểu cách dùng thước Lỗ Ban: bạn có thể sử dụng khẩu quyết "Đen bỏ, Đỏ dùng" để chọn những kích thước đỏ. Hoặc có thể kết hợp đồng thời của 2 hoặc 3 loại thước một lúc thì khẩu quyết là "2 đen thì bỏ, 2 đỏ thì dùng", "3 đen thì bỏ, 3 đỏ thì dùng". Cách chọn kích thước kiểu chung chung này chỉ tương đối, tốt nhất là nên dùng đúng loại thước.

Nguyên tắc đo thước lỗ ban:

  • Dùng thước để đo cửa: Kích thước lỗ ban cửa được tính từ mép trong của cửa và nên đo cả chiều cao lẫn chiều rộng.
  • Dùng thước để đo chiều cao của ngôi nhà: Từ mặt sàn lên đến mặt trần trên.
  • Dùng thước lỗ ban để đo đồ dùng nội thất: Đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao hoặc đường kính của vật dụng.

8- Cẩn thận sai sót khi sử dụng thước cuộn sắt (rút sắt) bán ngoài thị trường

  • Một chút sai sót của một vài loại thước cuộn sắt trên thị trường có ghi nhầm: Cung Nạn (cung xấu) được in là Nền đỏ, Chữ trắng. Mà đúng ra phải là Nền đen chữ trắng vì đây là cung xấu.
  • Do ở khoảng giữa cửa các cung nhỏ co thu lại in Tên Cung lớn, nên điểm bắt đầu (hoặc kết thúc) của cung nhỏ có sai lệnh khoảng 1mm. Nên chú lưu ý sai số này khi sử dụng. Tổng thể kích thước điểm đầu và cuối của 1 cung lớn là chính xác không sai (chỉ sai số nội bộ trong 1 cung lớn).

9- Ý nghĩa của các cung trong thước Lỗ Ban

Thước Lỗ Ban 52,2cm: có 8 cung, 4 tốt và 4 xấu

  • Quý nhân (tốt): mang đến cho gia chủ sự may lành, làm ăn phát đạt.
  • Hiểm hoạ (xấu): gia chủ sẽ bị gặp hung họa, nguy hiểm.
  • Thiên tai (xấu): mang đến ốm đau, bệnh tật, gặp xung hạn, bất hòa, tai nạn.
  • Thiên tài (tốt): mang đến tài lộc và may mắn.
  • Phúc lộc (tốt):  mang đến phúc khí may lành, làm ăn thuận lợi, con cái hiếu thảo, lộc tài tấn tới.
  • Cô độc (xấu):  sự ly biệt, cô độc, bần hàn, hao tài tốn của. 
  • Thiên tặc (xấu): cung của bệnh tật, vận xui. 
  • Tể tướng (tốt): gia đạo hạnh phúc, con cái tài hoa, phúc khí đầy nhà, có quý nhân phù trợ.

Thước Lỗ Ban 42,9cm: được cấu tạo từ 8 cung, gồm 4 tốt và 4 xấu

  • Tài (tốt): tốt cho phát triển tài năng, phúc khí, là cung tốt.
  • Bệnh (xấu): dễ bị bệnh tật, không may.
  • Ly (xấu): biệt ly, xa cách.
  • Nghĩa (tốt): tương đối tốt lành, mang đến điều đạo nghĩa, may mắn.
  • Quan (tốt): mang đến sự lãnh đạo, làm quan.
  • Kiếp (xấu): gia chủ có thể dễ bị tai nạn, gia chủ cần tránh số đo trong cung này.
  • Hại (xấu): dễ gặp chuyện hung, cần tránh.
  • Bản (tốt): Là cung tương đối tốt khi khoảng cách rơi vào.

Thước Lỗ Ban 39cm: gồm 10 cung, có 6 cung tốt và 4 cung xấu

  • Đinh (tốt): mang đến tiền tài, con cái và sự đỗ đạt, là cung tốt.
  • Hại (xấu): gặp bệnh tật, tai họa bất ngờ.
  • Vượng (tốt): mang đến tài lộc cho gia chủ.
  • Khổ (xấu): mang đến chuyện không may như mất mát tiền bạc, kiện tụng và không có con nối dõi.
  • Nghĩa (tốt): mang đến cho gia chủ đại cát đại lợi.
  • Quan (tốt): sự giàu có, thi cử đỗ đạt
  • Tử (xấu): liên quan đến sự chết chóc.
  • Hưng (tốt): mang tới cho gia chủ đỗ đạt, con cháu thành công
  • Thất (xấu): thất thoát tiền bạc và sự cô quạnh, tù đày, là cung xấu
  • Tài (tốt): mang đến tài lộc, vận may cho con cháu.

10 - Thước lỗ ban áp dụng trong xây dựng gì?

  • Dùng Thước lỗ ban trong xây nhà
  • Dùng thước lỗ ban trong lập ban thờ
  • Dùng thước lỗ ban trong lập ban thờ treo tường
  • Dùng Thước lỗ ban làm cửa chính (cửa trùng)
  • Dùng Thước lỗ ban làm cửa sổ
  • Dùng Thước lỗ ban trong xây mộ
  • Dùng Thước lỗ ban trong xây cổng
  • Dùng Thước lỗ ban trong làm bể cả
  • Dùng Thước lỗ ban trong làm khung tranh
  • Dùng thước lỗ ban thiết kế đồ nội thất

11 - Video hướng dẫn sử dụng thước lỗ ban

Trên đây là những Kiến thức về thước Lỗ Ban. Tuy nhiên, "Mê tin" quá cũng không tốt. Hãy tập trung vào hoàn thiện bản thân, đem lại nhiều giá trị cho xã hội, sống tốt thì phúc lộc sẽ đến với bản thân. Bởi vậy các cụ có dậy

"Phúc năng thắng số" hay "TÂM CÒN CHƯA THIỆN, PHONG THỦY VÔ ÍCH."

Chúc quý vị có được kiến thức bổ ích, giúp cho các công trình xây dựng kích hoạt được tài lộc.

 

0.09552 sec| 2045.547 kb