Nội dung bài viết
- 1. Ngày 23 tháng chạp là ngày gì?
- 2. Ý nghĩa của việc cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo 23 tháng chạp
- 3. Mâm lễ vật cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo có những gì?
- 4. Các ngày đẹp cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo 2024
- 5. Những giờ đẹp cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo 2024 tại nhà
- 6. Bài văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp cổ truyền Việt
- 7. Bài văn khấn Nôm cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp truyền thống
- 8. Các bài cúng khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp lưu truyền theo dân gian
- 9. Tại sao ngày 23 tháng chạp hàng năm lại thả cá chép?
- 10. Văn khấn thả cá chép ngày 23 tháng chạp ngoài trời
- 11. Những lưu ý cúng khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp năm 2024
1. Ngày 23 tháng chạp là ngày gì?
Trước ngày Tết Nguyên Đán, cụ thể là ngày 23 tháng chạp là phong tục cúng ông Công ông Táo truyền thống hàng năm ở Việt Nam. Xuất phát từ Lão giáo Trung Quốc, Táo Quân có từ 3 vị thần là thổ địa, thổ công và thổ kỳ nhưng người Việt đã sửa đổi thành sự tích "2 ông 1 bà". Câu chuyện kể về Thị Nhi và chồng Trọng Cao, vì không có con mà chồng hay gây xích mích với vợ. Một lần vô tình xảy ra chuyện nhỏ, Trọng Cao đánh đuổi vợ mình đi và cô tìm được người mới. Khi chồng cũ cảm thấy hối hận và đi tìm kiếm vợ, anh đã biến thành một người ăn xin và tình cờ đến nhà của Thị Nhi để được chiêu đãi cơm rượu.
Những khi đó, đúng lúc Phạm Lang về đến nhà, Thị Nhi bèn dấu Trọng Cao vào dưới đống rạ sau vườn. Nhưng tối hôm ấy, Phạm Lang đốt đống rơm rạ đó để lấy tro bón ruộng. Khi Thị Nhi nhìn thấy vậy liền lao vào cứu Trọng Cao, Phạm Lang không biết gì cũng chạy ngay vào cứu vợ mình. Thế là cả 3 người cùng mất mạng dưới đống rơm cháy.
Từ vụ việc này, Ngọc Hoàng chứng kiến đã thấy tình cảm của 3 người làm xúc động nên đã phong họ làm 3 vị thần: Thổ công, Thổ địa và Thổ kỳ, đảm nhận trông coi bếp núc, trông coi mọi thứ trong nhà và đảm nhận việc chợ búa.
Từ đó, theo sự tích nhân dân kể mỗi năm khi đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân cưỡi cá chép để bay về trời và trình báo cho Ngọc Hoàng biết những việc to nhỏ xảy ra trong nhà. Do đó, những gia đình người Việt vào ngày này thường làm mâm cúng để đưa ông Táo chầu trời trình báo với Ngọc Hoàng. Ngoài ra, tục thả cá chép ông Táo cũng bắt nguồn từ sự tích này.
2. Ý nghĩa của việc cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo 23 tháng chạp
Ông Táo là một thần linh cai quản các hoạt động trong gia đình và ngăn chặn ma quỷ xâm nhập để đem lại điều lành cho gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân cưỡi cá chép bay về thiên đình để báo cáo về những việc tốt và xấu xảy ra trong gia đình, đánh giá công tội và thưởng phạt phân minh. Trong đêm giao thừa, Táo Quân trở lại để giám sát bếp lửa trong nhà cho năm mới.
Tục cúng ông Táo hàng năm đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa tâm linh Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường chuẩn bị mâm cơm để cúng tạ ơn những vị thần cai quản đã bảo vệ và che chở gia đình trong suốt năm qua. Đây cũng là thời điểm để mọi người dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị cho mùa Tết sắp tới. Tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong sự bình an và may mắn cho gia đình và xã hội, và được coi là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt.
3. Mâm lễ vật cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo có những gì?
Mâm lễ vật cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo có những gì? Theo phong tục, mâm lễ vật để cúng ông Công ông Táo sẽ gồm các lễ vật như sau:
Các món mặn gồm: Món xào thập cẩm, gà luộc, bánh chưng (hoặc xôi), canh măng, giò, mọc, nấm.
Bên cạnh đó, mâm cúng ông Công ông Táo không thể thiếu các lễ vật sau: cỗ mũ ông Công ông Táo, 3 chén rượu, trái cây, trái bưởi, trầu cau,… Cá chép chắc chắn là thứ không thể thiếu được vì theo như dân gian, đây chính là phương tiện để tiễn ông Táo về chầu trời.
4. Các ngày đẹp cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo 2024
Các ngày đẹp cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo năm 2023 là ngày: 17; 18; 20; 23 tháng chạp
Những ngày này, còn tùy thuộc vào từng gia đình sẽ thấy ngày nào phù hợp và đẹp với gia đình mình. Nhưng ngày được chọn để cúng khấn gia tiên đưa ông Công ông Táo về trời là ngày 23 tháng chạp.
5. Những giờ đẹp cúng gia tiên ngày ông Công ông Táo 2024 tại nhà
Để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, báo cáo một năm của gia đình năm 2024. Vậy, những giờ nào đẹp để gia chủ có thể tiến hành cúng khấn gia tiên cầu nhiều may mắn và bình an.
Ngày 17 tháng Chạp: Tí (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).
Ngày 18 tháng Chạp: Tí (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h).
Ngày 20 tháng Chạp: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h).
Ngày 23 tháng Chạp: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), tốt nhất là nên trước 12 giờ trưa.
6. Bài văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp cổ truyền Việt
Dưới đây, là bài văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp cổ truyền, các gia đình Việt khi tiến hành cúng khấn:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
7. Bài văn khấn Nôm cúng gia tiên ngày 23 tháng chạp truyền thống
Đây là bài văn khấn bằng tiếng Nôm truyền thống Việt Nam được NXB Văn hóa thông tin sưu tầm chính xác nhất:
Hôm nay là ngày… tháng… năm.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
8. Các bài cúng khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp lưu truyền theo dân gian
Văn khấn ông Táo:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!
Tín chủ con là : ………….
Ngụ tại : …………………..
Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái, trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Văn khấn cúng ông Công ông Táo:
Kính lạy Thượng Đế
Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm…. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ
Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú…
Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời.
Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế!
9. Tại sao ngày 23 tháng chạp hàng năm lại thả cá chép?
Ngày ông Công ông Táo 23 tháng chạp là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân Việt có phong tục và được truyền là đến ngày 23 tháng chạp thường chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời. Việc thả cá chép vào ngày 23 tháng chạp mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Cách thả cá chép đúng cách, theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình. Do vậy, ngay từ tối ngày 22 đến sáng sớm 23 tháng Chạp, người người đã bắt đầu thả cá ra sông, suối, hồ nước gần nhà.
10. Văn khấn thả cá chép ngày 23 tháng chạp ngoài trời
Nam mô a di đà phật (3 lần)
Tín chủ con là:.............................
Ngụ tại: .......................................
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, gia đình con đã hoàn thành lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời. Vậy nay con xin thả phóng sinh 3 ông cá để việc về trời của 3 ngài Táo quân được thuận buồm xuôi gió.
Nam mô a di đà phật (3 lần)
11. Những lưu ý cúng khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp năm 2024
Chúng ta đã biết cách cúng khấn gia ngày 23 tháng chạp như thế nào? Nhưng để ngày 23 tháng chạp gặp nhiều may mắn, tránh mạo phạm. Thì các gia đình cần chú ý những lưu ý như sau:
Thực hiện lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng chạp.
Không đặt mâm cúng dưới bếp: bạn phải đặt mâm cúng ở bàn thờ chính trong nhà.
Không nên thả cá chép từ trên cao xuống, phải thả nhẹ nhàng, từ từ.
Luôn thành tâm khi thực hiện lễ cúng.
Những lưu ý khi cúng khấn ngày 23 tháng chạp
Trên đây, là toàn bộ những chia sẻ chi tiết và đầy đủ nhất về những thủ tục làm văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp năm 2024 về ý nghĩa, cách sắm mâm cúng, văn khấn... Mong bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngày 23 tháng chạp ông Công ông Táo, cách cúng khấn đúng giúp đem lại nhiều may mắn, bình an cho gia đình vào năm mới. Để biết thêm về những bài văn khấn khác, các bạn hãy theo dõi Huyền Số nhé!
Bình luận về Văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp - Chi tiết và chuẩn nhất
HTHùng Trần
cảm ơn
ANBảo ANh nguyễn
Nếu cúng khấn sau 12h ngày 23 được kh
QQQUÔC QUỐC
hay