Nội dung bài viết
- 1. Bày biện lễ vật cúng ngày mồng 1 hàng tháng
- 2. Bài Văn Khấn (bài cúng) Mùng 1 Cúng Thổ Công Và Thần Linh
- 3. Bài văn khấn (bài cúng) gia tiên mùng 1 hàng tháng
- 4. Bài văn khấn (bài cúng) ngày mùng 1 ngoài trời
- 5. Tại sao nên cúng vào mùng 1 âm lịch hàng tháng?
- 6 . Những lưu ý khi cúng mùng 1 hàng tháng để tránh tai họa
- 7. Số nén hương được thắp trong ngày mùng 1 Âm lịch và ý nghĩa theo quan niệm dân gian
- 8. Nên thắp hương mùng 1 vào giờ nào?
- 9. Mùng 1 thắp hương quả gì, kiêng quả gì để được may mắn?
- 10. Mùng 1 Âm lịch nên kiêng gì?
- 13. Kết luận:
1. Bày biện lễ vật cúng ngày mồng 1 hàng tháng
Lễ cúng mùng 1 hàng tháng cần có những lễ vật gì?
Lễ cúng ngày mùng Một (lễ Sóc) thường là Lễ chay bao gồm:
- Hoa tươi
- Nhang (hương)
- Bánh kẹo
- Trầu, cau
- Nước
- Hoa quả
- Rượu
Tùy theo mỗi gia đình, có thể thêm lễ mặn như: Thịt gà luộc, các món mặn... Tuy nhiên, quan trọng nhất là ở thành tâm kính lễ.
2. Bài Văn Khấn (bài cúng) Mùng 1 Cúng Thổ Công Và Thần Linh
Theo quan niệm người xưa, Thổ Công và thần linh là người cai quản đất cho nhà mình, Tổ tiên có được phép vào nhà hay không là do Thổ Công, do Thần Linh cai quản. Do vậy, cần xin phép Thổ Công và Thần Linh để các cụ gia tiên có thể vào nhà nhận lễ của con cháu.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và vái 3 lạy )
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Thần Quân.
Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần.
Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con tên là:... Ngụ tại ....
Con lạy quan thần linh thổ địa số nhà... đường... phường... quận... thành phố...
Hôm nay nhằm ngày mùng 1 tháng… năm... Âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa, lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa, Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần khấn và vái 3 lậy)
3. Bài văn khấn (bài cúng) gia tiên mùng 1 hàng tháng
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
Tíên chủ (chúng) con tên là:... Sống tại:... xã,... huyện,... tỉnh.
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng... năm..., tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần.
Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
4. Bài văn khấn (bài cúng) ngày mùng 1 ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.
Tín chủ con là… sinh năm…
Ngụ tại…
Hôm nay là ngày mùng 1 tháng… năm… Âm lịch.
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ.
Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!”
Nam mô A Di Đà Phật! (Vái 3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
5. Tại sao nên cúng vào mùng 1 âm lịch hàng tháng?
Ngày mùng 1 âm lịch còn gọi là ngày Sóc, là ngày khởi đầu cho một tháng mới. Ngoài ra, mùng một âm lịch cũng là ngày không có trăng, do vậy dương khí cao, nên dẫn đến mất cân bằng âm dường, tâm tính thường bất ổn, dễ nóng nảy. Do vậy, khi cúng vào mồng một, người dân mong muốn có 1 tháng an lành, thuận lợi, và gặp nhiều may mắn
Người Việt Nam thương quan niệm “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, Do vậy, vào một ngày đầu tháng, một ngày có sự biến đổi của đất trời, việc thờ cúng được coi là rất quan trọng. Dù bận bịu tới đâu người ta cũng sẽ cố gắng sắp xếp được một mâm lễ thờ cúng, với niềm tin sẽ các thánh thần cũng như gia tiên phù hộ cho một tháng làm ăn phát đạt, mọi điều hanh thông.
6 . Những lưu ý khi cúng mùng 1 hàng tháng để tránh tai họa
Một số điều cần phải lưu ý khi khi cúng mùng 1 để tránh phạm lỗi, từ đó đón trọn vẹn may mắn, tài lộc cho tháng.
- Dau chùi, vệ sinh bàn thờ gia tiên trước khi cúng một cách sạch sẽ. Người ta quan niệm rằng, ban thờ ngăn nắp, sạch sẽ sẽ đem nhiều tài lộc đến cho gia chủ và ngược lại.
- Thành tâm khấn bái: Việc thắp hương khấn bái quan trọng nhất là thành tâm, cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất cho gia đình và bản thân.
- Thắp hương với số nhang lẻ với 1 nén nhang là ngụ ý cầu bình an, 3 nén nhang để báo cho gia tiên phù hộ người trong nhà, đánh đuổi các vận rủi. Còn đối với 5 nén nhang chỉ thắp khi muốn dự báo hung cát cho người khác, mời thần linh về. Với 7 nén nhang thì sẽ ít người sử dụng hơn vì có ý nghĩa là mời thiên binh thiên tướng.
- Cắm nhang từ bát nhang cao xuống bát nhang thấp: Bát nhang ở trên cao hơn thể hiện người được thờ có vị trí lớn hơn trong gia tộc. Cũng như mời cơm phải mời từ ông bà xong đến cha mẹ. Do vậy, cần phải cắm nhang theo đúng thứ tự
7. Số nén hương được thắp trong ngày mùng 1 Âm lịch và ý nghĩa theo quan niệm dân gian
Người ta quan niệm khi thắp hương, sẽ cắm số nén nhang theo số lẻ. Do đó, mọi người có thể thắp 1, 3, 5, 7, 9 nén tùy thuộc vào không gian thờ cúng.
- Nếu thắp 1 nén nhang (hương): được gọi là Bình An hương, cầu bình an cho gia chủ
- Nếu thắp 3 nén nhang (hương): được gọi là Tam Bảo Hương, mong cầu phù hộ bảo vệ người trong nhà và xua đuổi tai ương
- Nếu thắp 5 nén nhang (hương): cầu cúng tiền tài hoặc thắp ban thần tài mùng 1, ngày rằm.
- Nếu thắp 7 nén nhang (hương): để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không bất đắc dĩ thì không nên thắp số hương này.
- Nếu thắp 9 nén nhang (hương): Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật… Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương. Tuy nhiên, người ta khuyên không nên dùng 9 nén hương tại bàn thờ nhà.
8. Nên thắp hương mùng 1 vào giờ nào?
Thắp hương mùng một, sẽ tùy theo phong tục của từng gia đình. Thông thường ông bà ta hay thắp hương từ sáng sớm. Tuy nhiên cũng có nhiều gia chủ thắp hương vào buổi tối, khi mọi công việc trong ngày đã xong xuôi. Tuy nhiên có quan niệm cho rằng, không nên thắp hương sau 7h tối. Vì người xưa cho rằng sau khoản thời gian này các vong linh lang thang ngoài đường tìm nơi trú ngụ.
Nếu kỹ hơn nữa, chúng ta có thể tìm giờ hoàng đạo trong ngày để thắp hương. Tuy nhiên theo quan niệm của Huyền số, thì cúng bái cốt ở thành tâm, không nên quá hình thức hóa để lại đem những bất an cho chính bản thân.
9. Mùng 1 thắp hương quả gì, kiêng quả gì để được may mắn?
Mỗi loại hoa quả lại có một quan niệm về các trong việc dùng để để sắp lễ cúng gia tiên.
9.1 Mùng 1 thắp hương quả gì để được may mắn?
- Táo: Quan niệm đem đến yên bình và hòa hợp
- Dứa: Quan niệm đem đến sự giàu có và may mắn
- Cam: Quan niệm đem sự thành công
- Chuối: Quan niệm tượng chưng cho bàn tay phật
- Bưởi: Xin lộc cho con cái
9.1 Mùng 1 kiêng thắp hương quả gì để tránh vận xui?
- Quả có gai nhọn
- Quả chín nẫu
- Hoa quả giả
10. Mùng 1 Âm lịch nên kiêng gì?
Theo quan niệm của người dân, đặc biệt là với những người làm kinh doanh thì mùng một có nhiều công việc, nhiều món ăn phải kiêng:
11.1 Các việc kiêng kỵ ngày mùng 1:
- Cắt tóc, cắt móng
- Ăn tỏi khi đi chùa
- Vay mượn, đòi tiền
- Đi thư giãn, massage
12.2 Các món ăn kiêng kỵ ngày mùng 1:
- Kiêng ăn thịt chó: Người ta quan niệm ăn thịt chó sẽ đem đến nhiều xui xẻo trong tháng.
- Kiêng ăn thịt vịt: Vịt là loài lạch bạch nên quan niệm người xưa, ăn thịt vịt sẽ mang đến sự xui xẻo, công việc không hanh thông, chậm chạp
- Mực: Có lẽ vì câu nói "đen như mực" mà người dân cũng kiêng món này vì quan niệm ăn mực sẽ đen đủi, thiếu may mắn
- Tôm: Do đặc tính bơi giật lùi nên người xưa quan niệm ăn vào sẽ không được thuận lợi cho công việc.
- Mắm tôm: Mùi của măm tôm khá khó chịu, do vậy người ta quan niệm sẽ làm ô uế, mất đi sự may mắn của tháng.
- Trứng vịt lộn: Người ta quan niệm, ăn trứng vịt lộn đầu tháng sẽ làm mọi thứ bị đảo lộn, mất đi sự may mắn.
13. Kết luận:
Việc cúng bái là một nét đẹp của dân tộc ta, tượng trưng cho cội nguồn "uống nước nhớ nguồn", không chỉ để cảm ơn, tưởng nhớ đến Tổ Tiên mà còn để cầu xin một tháng may mắn, nhiều tài lộc đến cho gia đình. Do vậy, việc cúng bái cốt ở thành tâm, không nên quá cầu kỳ, màu mè để tốn kém hoặc có thể gây bất an.
Bình luận về Văn khấn mùng 1 hàng tháng cúng gia tiên, thần tài, thổ công... chuẩn nhất
HHaiDang
Cúng thần tài và thổ công là cách để tạo ra sự cảm kết và lòng biết ơn đối với các thế lực tối thượng.
TTuongVy
Văn khấn mùng 1 hàng tháng mang ý nghĩa tôn trọng và biết ơn đối với tổ tiên, là hành động kéo dài thế hệ qua thế hệ.
DDieuLinh
Cúng gia tiên cũng là một hình thức tôn vinh và tri ân công đức của tổ tiên.
MManhHung
Văn khấn mùng 1 hàng tháng là cơ hội để tìm hiểu về quá khứ và nhận ra giá trị của tổ tiên trong cuộc sống hiện tại.
TThuHa
Cúng thần tài và thổ công là một phần của truyền thống tâm linh của người dân Việt Nam.